BẠN ĐÃ HIỂU RÕ VỀ DUNG DỊCH LÀM SẠCH CÓ VÀ KHÔNG CÓ ENZYME ?

Để hiểu rõ hơn về dung dịch làm sạch có và không có ENZYME, đầu tiên chúng ta nên hiểu rõ một số vấn đề về ENZYME liên quan đến việc làm sạch và tẩy rửa.

ENZYME là chất xúc tác sinh học có bản chất là Protein, có vai trò làm tăng tốc độ của các phản ứng hóa học. Trong quá trình làm sạch, enzyme có tác dụng đẩy nhanh quá trình phân hủy (thủy phân), phá vỡ cấu trúc của các đại phân tử thành các đơn vị nhỏ hơn, giúp các chất này dễ dàng hòa tan trong nước hơn. Do đó, để tăng hiệu quả, các dung dịch làm sạch hiện nay có thể bổ sung enzyme vào thành phần dung dịch.

                        Hình 1: Enzyme giúp đẩy nhanh tốc độ phân cắt Protein thành các Amino acids

Mỗi enzyme chỉ tác tác động đến một hoặc một nhóm cơ chất nhất định. Enzyme Amylase giúp phân hủy tinh bột, Protease phân hủy Protein, Lipase phân hủy Lipid. Đối với dung dịch làm sạch dụng cụ y tế, Protease đóng vai trò quan trọng nhất vì đa số chất cần làm sạch là các protein trong chất dịch của cơ thể bao gồm máu, mô, chất nhầy. 

Các enzyme có vai trò rất quan trọng và hiệu quả bên trong cơ thể, tuy nhiên khi ở bên ngoài cơ thể tác dụng của enzyme có thể bị suy giảm đáng kể. Ví dụ như,  Lipase hoạt động rất tốt bên trong cơ thể, tuy nhiên, trong dung dịch, Lipase khá kém hiệu quả, vì Lipase cần phối hợp với dịch mật bên trong cơ thể để đạt hiệu suất tối đa, ở bên ngoài cơ thể, để phân hủy được Lipid, Lipase cần hòa tan cùng Lipid, do đó trong chất làm sạch hoặc tẩy rửa, hiệu quả Lipase khá kém.

Khi sử dụng các dung dịch làm sạch có chứa enzyme cần lưu ý về trạng thái pha loãng của dung dịch. Trong dung dịch đậm đặc, thông thường sẽ chứa chất ổn định enzyme. Khi pha loãng, các enzyme trở nên kém ổn định hơn và biến tính theo thời gian và có thể trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn.

Enzyme có cảm ứng cao đối với nhiệt độ, pH và những thay đổi khác của môi trường, do đó khi các điều kiện môi trường thay đổi hoặc tiếp xúc với các dụng cụ quá bẩn làm thay đổi điều kiện môi trường, Enzyme có thể biến tính, bất hoạt hoặc đông vón.

                              Hình 2: Sự thay đổi hoạt tính của Enzyme theo nhiệt độ

Hình 3: Sự thay đổi hoạt tính của Enzyme theo pH

Đa số các dung dịch làm sạch hiện nay chủ yếu dựa trên nền tảng Ammonium kết hợp các các enzyme để nâng cao hiệu quả của dung dịch, tuy nhiên, việc bổ sung enzyme sẽ gây ra một số hạn chế như đã nêu trên. Hiểu được những hạn chế đó, Huckert – nhà sản xuất hóa chất làm sạch khử khuẩn hàng đầu tại Bỉ đã nghiên cứu và cho ra đời thế hệ dung dịch làm sạch và tiền khử khuẩn không chứa enzyme nhưng vẫn đảm bảo được khả năng làm sạch đồng thời khắc phục những hạn chế của enzyme.

Với thành phần chính là Ammonium bậc 4 kết hợp với 02 gốc cồn được thiết kế theo tỉ lệ cân bằng đặc biệt được kiểm soát cẩn thận, tạo nên hiệu ứng tác dụng hiệp đồng làm tăng đáng kể khả năng làm sạch và khử khuẩn so với từng thành phần riêng lẻ.

Hiệu ứng hiệp đồng là hiệu ứng rất phổ biến trong hóa học,  khi các chất hóa học tương tác với nhau dẫn đến hiệu ứng tổng thể lớn hơn nhiều so với tổng các hiệu ứng riêng lẻ của chúng. Với sự kết hợp đặc biệt này, Huckert đã tạo nên dung dịch hoạt động bề mặt, an toàn cho người sử dụng, an toàn cho thiết bị, hiệu quả nhanh chóng, ổn định với đa số điều kiện môi trường (nhiệt độ, pH, nước cứng).

                  Hình 4: Sản phẩm Umonium38 - Huckert

 

Tin tức khác